
Sau khi Microsoft chính thức tung ra bản Windows 11 dành cho nhà phát triển được phân phối qua kênh Insider Programe, Duongtoan đã lập tức tải về và cài đặt, cập nhật trực tiếp từ Windows 10. Sau 1 tuần sử dụng, Duongtoan có một số đánh giá về Windows 11 mang tính cá nhân như sau:
Xem thêm: Hướng dẫn nâng cấp lên Windows 11 preview phiên bản dành cho nhà phát triển
Microsoft tung bản cập nhật lớn đầu tiên (phiên bản 21H2 build 22000.65 dành cho nhà phát triển)
Những thay đổi chủ yếu vần là cải thiện hiệu năng, thêm một số chức năng chính như bổ sung nút Refresh thần thánh ở menu chuột phải khi click vào màn hình desktop, hộp tìm kiếm, Performance mode…


Một số lỗi mà Duongtoan đề cập ở dưới đã được Microsoft sửa triệt để ví dụ như nút Show desktop ở góc dưới cùng bên màn hình đã thực hiện dễ dàn hơn và một số lỗi khác. Riêng lỗi Virus threat protection bị Turn off mỗi khi khởi động vẫn chưa được khắc phục
Đánh giá chung
Thực sự với Windows 11 thì Microsoft đã có cuộc cải tổ rất lớn về tính năng, giao diện, khả năng tương thích phần cứng… Với cấu hình máy tính của Duongtoan như sau:
Mainboard Gigabyte B365m Aorus Elite, Chip Intel Core i5 9400f (f = không có GPU tích hợp), RAM 12GB bus 2666, SSD 860 Evo 250GB; RX 570 4GB Red Devil.
Duongtoan sử dụng cấu hình tương đối mạnh và mới. Tuy nhiên theo đánh giá của một số bạn khác, với cấu hình Chip Core i đời thứ 3, 4 và không có TPM (Trusted Platform Module) vẫn cài được Windows 11.
Cấu hình khuyến cáo của Microsoft khi cài Windows 11
Processor 1 gigahertz (GHz) or faster with 2 or more cores on a compatible 64-bit processor or System on a Chip (SoC)
Memory 4 GB RAM
Storage 64 GB or larger storage device
System firmware UEFI, Secure Boot capable
TPM Trusted Platform Module (TPM) version 2.0
Graphics card DirectX 12 compatible graphics / WDDM 2.x
Display >9” with HD Resolution (720p)
Internet connection Microsoft account and internet connectivity required for setup for Windows 11 Home
Về hiệu năng
So với Windows 10 thì hiệu năng của Windows 11 phiên bản dành cho nhà phát triển kém hơn, Duongtoan cảm thấy chậm hơn về tốc độ khởi động, hơi ỳ trong việc mở các ứng dụng tầm trung như Photoshop, Corel mặc dù đã set file đệm vào ổ SSD.
Về giao diện
Một sự lột xác theo Duongtoan là ngoạn mục, rất nhiều cải tiến so với Windows 10. Đầu tiên đập vào mắt là giao diện khi tiến hành nâng cấp từ Windows 10 lên Windows 11, rất đơn giản nhưng cực kỳ đẹp. Khung cửa sổ bo tròn mềm mại, dễ nhìn và thanh thoát hơn cũng là điều Microsoft mạnh dạn thay đổi so với vuông sắc cạnh ở Windows 10.

Thứ hai đó là nút Start đã được Microsoft mang ra chính giữa màn hình, về góc độ cá nhân, Duongtoan rất hài lòng. Tuy có một số bạn phản ánh rằng thích nút về bên trái như cũ hơn. Để chuyển về bên trái bằng cách rất đơn giản sau:
Click chuột phải vào màn hình > Personalize > Taskbar > Taskbar Behavior, chọn Taskbar alignment là Left thay vì Center.

Các chức năng tương tác với người dùng, thanh thông báo, điều chỉnh âm thanh, độ sáng màn hình đã được Microsoft bố trí rất tốt và hợp lý


Ở Windows 11, Microsoft đã thay đổi Explore trở nên thanh thoát và đơn giản hơn, các icon màu mè trong rất bắt mắt, thanh menu được rút gọn với các icon thể hiện các tính năng chính như cut, copy, paste, delete…


Windows Store trên Windows 11 được làm mới về giao diện, cải thiện mạnh về tốc độ, mượt mà hơn so với Windows 10.
Một số lỗi vặt trong quá trình sử dụng
Do đây là phiên bản dành cho nhà phát triển nên không tránh khỏi những lỗi nhỏ trong quá trình sử dụng, Duongtoan xin liệt kê ra một số lỗi sau
1. Lỗi Turn off module Virus & threat protection

Lỗi đầu tiên, khá khó chịu đó là mỗi lần khởi động Windows 11 lên là tính năng chính Virus & threat protection của Windows Security mặc định bị tắt, dù lần trước đó đã được Turn on. Không biết có phải do đây là phiên bản cho nhà phát triển nên Microsoft mặc định là turn off chức năng này của Windows Security hay không?!
2. Lỗi hiển thị tin tức ở Wiget
Một số người dùng phản ánh rằng không mở được nội dung hiển thị trên Wiget. Tuy nhiên lúc đầu mới cài Windows 11 xong thì không hiển thị được, nhưng sau khi khởi động lại thì nội dung trên Wiget đã hiển thị đúng và rất đẹp.

Đây là một tính năng mới toanh và tiện dụng của Windows 11 so với Windows 10.
3. Nút Show desktop khó thao tác
Một thay đổi theo Duongtoan cũng khá bất tiện đó là nút Show desktop rất nhỏ và khó bấm so với Windows 10, bạn phải rê chuột vào đúng chỗ để hiện lên một biểu tượng | mới sử dụng được chức năng Show desktop (hạ tất cả các cửa sổ đang mở xuống thanh Taskbar, hiện màn hình Desktop). So với ở Windows 10 thì dễ hơn, chỉ cần nhắm mắt rê chuột xuống cuối góc màn hình và click là được.

Tuy nhiên có thể sử dụng phím tắt Windows + D để Show desktop, tuy nhiên việc dùng chuột rê vào gốc và click Show desktop vẫn tiện hơn. Hy vọng bản cập nhật tới Microsoft sẽ sửa lại nút Show desktop này.
Duongtoan xin điểm qua sơ bộ một vài trải nghiệm nhanh của phiên bản Windows 11 dành cho nhà phát triển mà Microsoft vừa phát hành cách đây ít ngày. Trong thời gian tới, Microsoft sẽ còn liên tục cập nhật Windows 11, Duongtoan sẽ cập nhật cũng như đánh giá những tính năng mới, thay đổi của Windows 11 đến quý bạn đọc.
Xem thêm: Hướng dẫn nâng cấp lên Windows 11 preview phiên bản dành cho nhà phát triển
Hãy comment, chia sẻ bài viết và gửi những đánh giá của bạn về Windows 11 này nhé.